![]() |
Ông Nguyễn Tri Thức, Giám đốc BV Chợ Rẫy phát biểu khai mạc |
Đại biểu tham dự có TTƯT. CKII Nguyễn Tri Thức, Giám đốc BV Chợ Rẫy; BS. Trần Sĩ Tuấn; ông Lê Thành Nhân; Tổng giám đốc Thế Giới Điện Giải – đại diện đơn vị đồng hành tổ chức. Ngoài ra, chương trình có sự hiện diện của đại diện các tập đoàn đến từ Nhật Bản: Panasonic, Fuji Medical (Tập đoàn thiết bị y tế Fuji), Nihon Trim và Hiệp hội doanh nghiệp nước ion kiềm Việt Nam.
Theo BS. CKII Hồ Tấn Phát, Trưởng khoa Nội Tiêu hóa - BV Chợ Rẫy, bệnh nhân đến khám, điều trị bệnh lý đường tiêu hóa tăng 20% mỗi năm. Bệnh thường gặp như: trào ngược dạ dày thực quản (GERD); viêm loét dạ dày; sỏi mật; táo bón; tiêu chảy… Ngoài nguyên nhân do bẩm sinh, di truyền, phần lớn bệnh xuất phát từ chế độ dinh dưỡng.
![]() |
Đội ngũ chuyên gia: BS. CKII. Hồ Tấn Phát (bên phải), TS. BS. Lưu Ngân Tâm (ở giữa), ông Mai Thế Trung, Đại diện Panasonic Việt Nam (bên trái) |
Theo các bác sĩ, để hệ tiêu hóa khỏe mạnh thì không nên: ăn quá no; ăn thức ăn giàu béo, cholesterol…; uống thức uống ngọt, cồn; dùng đường. Các thói quen tốt cần tạo dựng hàng ngày: ăn điều độ, đa dạng; ăn đủ lượng đạm (thịt, cá, trứng, đậu đỗ…); ăn vừa phải lượng thức ăn giàu tinh bột; tăng cường rau củ quả; nhất là uống đủ nước...
Ngoài ra, nguyên nhân chính khiến cơ thể bị axit cao là từ các chế độ ăn. Các thực phẩm có tính axit mạnh nên hạn chế là: bánh mì trắng, thức uống có cồn, nước ngọt có gas như soda, đường, thịt. Còn các thực phẩm giàu tính kiềm cần bổ sung như trái cây, rau củ, các loại hạt…
TS. BS. Ngân Tâm - Trưởng khoa Dinh dưỡng BV Chợ Rẫy cho biết thêm, cơ thể cần các thực phẩm có tính axit nhẹ như tôm cá, trứng, chế phẩm từ sữa… nhưng chỉ chiếm 1/3 trong khẩu phần ăn. Ăn quá nhiều thịt đỏ khiến hệ tiêu hóa phải làm việc nặng, từ việc chuyển hóa đến hấp thu, bài tiết, con người dễ mắc bệnh dù tuổi còn trẻ.
“Điều quan trọng là không thể thiếu 8 cốc nước (250ml/cốc) mỗi ngày. Vì nước (dịch) chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể, bao gồm nước và các chất điện giải thiết yếu (các ion kiềm như: Na, K, Mg, Ca…), đồng thời mọi hoạt động tiêu hóa, chuyển hóa của cơ thể đều trong dung môi nước”, TS. BS. Tâm nói.
Cũng theo TS. Ngân Tâm, những nghiên cứu về nước kiềm hóa (nước chức năng được phát minh bởi các nhà khoa học Nhật Bản) với mẫu nhỏ, cho thấy giúp bất hoạt men pepsin, nguyên nhân chính gây nên trào ngược axit dạ dày; hỗ trợ điều hòa huyết áp, cholesterol, đái tháo đường; giảm độ nhớt máu, cung cấp oxy tế bào.
![]() |
Bệnh nhân và người nhà đặt câu hỏi về bệnh tiêu hóa và nước uống ion kiềm - nước uống chức năng từ Nhật Bản |
Ông Mai Thế Trung, đại diện Panasonic Việt Nam cho biết, luật Dược phẩm và Thiết bị Y tế Nhật Bản đã phê duyệt tác dụng của nước điện giải ion kiềm đối với đường tiêu hóa: giúp bài tiết dễ dàng hơn; làm giảm cảm giác nặng nề hoặc khó chịu trong dạ dày. Nước ion kiềm được tạo ra từ công nghệ điện giải, pH khoảng 8.5 - 9.5, có tính kiềm tự nhiên như rau xanh, giàu khí Hydro chống oxy hóa mạnh, giàu chất điện giải và phân tử nước siêu nhỏ.
“Nước ion kiềm tạo ra từ công nghệ điện phân nước, ứng dụng trong các sản phẩm máy lọc nước điện giải ion kiềm (hay còn gọi là máy tạo nước ion kiềm). Tại Nhật Bản, máy tạo nước ion kiềm như một thiết bị y tế sử dụng trong gia đình, chịu sự giám sát, quản lý của Bộ Y tế”, ông Trung chia sẻ.
Máy lọc và tạo nước ion kiềm Panasonic, sản xuất tại Osaka, Nhật Bản. Máy sử dụng công nghệ điện giải Nhật Bản tạo 5 - 7 loại nước chăm sóc sức khỏe, nấu ăn ngon, pha sữa cho trẻ sơ sinh, vệ sinh, rửa rau, chăm sóc da mặt và tóc... Nước điện giải ion kiềm (hay nước ion kiềm, nước kiềm hóa, nước Hydro, nước Kangen) là nước chức năng có nguồn gốc từ bệnh viện Nhật. Năm 1965, Bộ Y tế Nhật ra công văn Dược phẩm 763 công nhận lợi ích của nước và khuyến khích người dân sử dụng. Máy lọc nước điện giải ion kiềm Panasonic được phân phối chính thức tại hệ thống showroom Thế Giới Điện Giải trên khắp cả nước. Hotline: 0909 192 102 - Website: thegioidiengiai.com |
Doãn Phong
" alt=""/>Hàng trăm bệnh nhân Chợ Rẫy tiếp cận nguồn nước ion kiềmMitsubishi Mirage sẽ sớm bị khai tử. Ảnh: Mitsubishi.
Mắt đỏ hoe, anh Tuyển nghẹn ngào: "Sinh con ra bụ bẫm, khỏe mạnh, giờ đây thấy con ngày một suy yếu, lòng tôi như đau thắt lại. Nhà vốn khó khăn, con không được sống sung sướng, thoải mái như các bạn, nay lại phải chịu thêm bệnh hiểm ác. Số phận con thiệt thòi quá..".
Giữa tháng 4/2021, Huy đang học lớp 3 thì thường xuyên đau đầu, ói mửa. Bố mẹ mua thuốc về cho con uống nhưng tình trạng không thuyên giảm. Thấy sự bất thường, vợ chồng anh Tuyển vội đưa con đến phòng khám đa khoa tỉnh kiểm tra. Qua quá trình chụp CT, bác sĩ phát hiện trong não Huy có một khối u. Nghe tin dữ, vợ chồng anh như "sét đánh ngang tai", rơi vào tuyệt vọng.
Kể từ đó, hành trình gian nan níu giữ sự sống cho con trai bắt đầu. Đã có lúc, anh Tuyển tưởng chừng muốn gục ngã sau nhiều đêm thức trắng, nhiều ngày cầm hơi bằng những gói xôi trắng và chiếc bánh mì. Trong người anh không có lấy một đồng, mà bệnh tình của con trai thì cần kiên trì chạy chữa, chi phí vô cùng tốn kém.
Trước đó, Huy đã trải qua 2 ca phẫu thuật liên tiếp để hút dịch trong ổ sọ não. Để có tiền lo cho con, vợ chồng anh Tuyển đi khắp nơi hỏi vay, bán hết những đồ có giá trị trong nhà. Sau ca phẫu thuật ở bệnh viện tỉnh, Huy được chuyển ra Bệnh viện K Tân Triều (Hà Nội) để điều trị hoá chất.
Hiện tại, Huy đã điều trị hóa chất được 3 đợt. Mặc dù có bảo hiểm y tế, mỗi đợt truyền hóa chất kéo dài cả tuần cùng các loại thuốc ngoài danh mục hỗ trợ, gia đình phải chi trả tới 4-5 triệu đồng, chưa kể sinh hoạt phí của hai cha con trên bệnh viện cũng hết sức tốn kém.
Gia đình anh Tuyển có 2 người con, Huy là con trai đầu, dưới có em gái vừa tròn 4 tuổi. Trước kia con trai còn khỏe mạnh, vợ chồng anh làm nghề tiếp thị sữa và cấy 2 sào ruộng lúa nước. Từ ngày con vướng vào bạo bệnh, anh chị phải thay nhau lên viện chăm con, không thể đi làm đều đặn như trước. Thu nhập cũng vì thế mà giảm sút, cảnh nhà càng thêm khánh kiệt.
Ông Trịnh Bá Hiền, Chủ tịch UBND xã Xuân Thiên xác nhận: Cháu Trịnh Đình Huy là con trai của anh Trịnh Đình Tuyển, thường trú tại địa phương. Cháu Huy mắc căn bệnh hiểm nghèo, thường xuyên phải đi bệnh viện điều trị. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, nuôi 2 con nhỏ nên vợ chồng anh Tuyển lâm vào bế tắc, cần lắm sự quan tâm, hỗ trợ của cộng đồng.
Chứng kiến đứa trẻ mới 9 tuổi nằm thoi thóp trên giường, nở nụ cười buồn bã khi người lớn cố gắng trêu đùa, bậc cha mẹ không khỏi xót xa. Bệnh của Huy cần điều trị kéo dài, vì thế, em cũng cần được mọi người sẻ chia, giúp gia đình em qua cơn hoạn nạn.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Anh Trịnh Đình Tuyển, xóm 1, thôn Hiệp Lực, xã Xuân Thiên, huyện Thọ Xuân, tinh Thanh Hóa. SDT : 0978411627 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2022.223(em Trịnh Đình Huy) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Vietinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamNet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. Điện thoại: 19001081. |